Share |
Chọn ngỗng phải nở đúng ngày, khối lượng từ 85 - 100g/con, lông bông, mắt sáng không hở rốn, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn.
+ Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao... Nếu nuôi ngỗng đàn nên chọn những con lông xám hoặc vằn, chân to, vì chúng đi khoẻ, chịu kiếm ăn.
+ Khi ngỗng mới nở chọn những con có bộ lông mịn, sáng; lỗ hậu môn gọn, khô; mắt sáng; đi lại nhanh nhẹn; ăn uống bình thường.
+ Với ngỗng cái chọn con có mắt to, đen, sáng, cổ nhỏ, dài, ngực gọn mình dài; bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con loại này đẻ tốt, mắn đẻ, ấp khéo; đối với ngỗng đực chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao bước gọn, vững chắc, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng...
+ Thời gian từ khi nở đến khi ngỗng ăn uống thành thạo (khoảng 30 ngày) là gột ngỗng (úm). Đây là thời gian đòi hỏi chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ vì ngỗng con mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, thích ứng kém.
+ Lúc ngỗng con mới nở, lông còn ướt, phải bỏ ngỗng vào thúng, dưới lót rơm mềm, trên miệng đậy lượt vải thưa để ủ; đến khi khô lông bắt cho ra ràng, thời gian ủ lông khoảng 10-12 giờ. Khi ngỗng con khô lông xong cho ăn uống.
+ Thời kỳ đầu (5-7 ngày) cho ăn bột ngô, gạo mì, trộn với rau tươi rửa sạch, thái nhỏ (tốt nhất là rau diếp). Mỗi ngày một con ăn 50g thức ăn tinh và 100g rau xanh chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (21 giờ), cho ăn dần dần, từng ít một, ăn xong cho uống nước ngay, nước phải trong và sạch.
+ Ngày thứ 8 trở đi lượng thức ăn tăng dần lên. Trời ấm có thể thả ngỗng ra những nơi có cỏ để ngỗng vặt ăn, khoảng 70g tinh +120g rau xanh/con.
+ Ngày thứ 12 trở đi, có thể giảm bớt lượng thức ăn ngô, bột gạo..., cho ăn thêm khoai băm nhỏ, tập cho ăn thêm thóc, khoảng 100g tinh +150g rau xanh/con.
+ Khi ngỗng con được khoảng 30 ngày có thể thả cho nhặt thóc rụng ngoài đồng, chỉ cho ngỗng ăn thêm rau, củ vào buổi tối.
1. Nhiệt độ thích hợp cho ngỗng phát triển tốt nhất
Tuần 1: 32 - 35 C
Tuần 2: 27 - 29 C
Tuần 3: 25 - 27 C
Tuần 4: 23 - 25 C
Đảm bảo nhiệt độ gột ngỗng trong những ngày mới nở và trong mùa gột ngỗng là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt.
Trong mùa rét, vào ban trưa cho ngỗng con (sau 7 ngày tuổi ra vận động ở sân chơi. Mùa xuân hè thì cho ngỗng con ra sân chơi từ sáng. Từ ngày thứ 10 - 14 bắt đầu phải tìm bãi cỏ non gần nhà để tập chăn thả ngỗng. Thời gian chăn thả lúc đầu cần 2 giờ (khi có mặt trời và nhiệt độ ấm áp) sau đó tăng dần mỗi ngày thêm từ 1 - 1 giờ 30. Tổ chức chăn thả từ từ như vậy tạo điều kiện cho ngỗng quen dần với rét và từ ngày thứ 8 trở đi có thể giảm nhiệt độ xuống thấp hơn so với yêu cầu từ 2 - 3oC mà ngỗng vẫn phát triển bình thường.
Lưu ý: trong mùa đông, vào ngày đầu của đợt gió mùa đông bắc không nên cho ngỗng đi chăn thả. Những hom gió mạnh, mưa phùn không tổ chức chăn thả ngỗng.
- Biện pháp sưởi ấm khác: Có thể dùng lò sưởi bằng bóng điện 100w.
Nếu sử dụng trấu hoặc than cần phải chú ý để khói thoát ra ngoài tránh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu Oxi và ngộ độc khí Cacbonic. Cách tốt nhất nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không là quan sát đàn ngỗng:
+ Nếu thiếu nhiệt: Ngỗng bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau, cụm nhau thành từng đống. Cần tăng cường nguồn nhiệt và che chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt, đồng thời tách những ngỗng yếu để chăm sóc riêng.
+ Nếu quá nóng: Ngỗng tránh xa nguồn nhiệt
+ Nếu bị lạnh: Ngỗng con dạt về một phía, nằm cụm thành từng nhóm. Cần che chuồng cho kín gió.
+ Nếu đủ nhiệt: Ngỗng con đi lại ăn uống bình thường.
2. Quây và máng ăn, máng uống
+ Quây: Có tác dụng ngăn ngỗng không đi xa, đồng thời có tác dụng che ấm cho ngỗng con trong mùa đông.
+ Máng ăn cần có diện tích đủ cho mỗi ngỗng đứng ăn. Có thể rải tấm bao dứa hoặc giấy xi măng sạch trên sân cho ngỗng ăn. Tốt nhất nên sử dụng máng tôn hoa đảm bảo vừa vệ sinh vừa kinh tế, một máng ăn bằng tôn có kích thước 45cm x 60cm x 2cm có thể dùng cho 25-30 ngỗng con.
+ Máng uống: Cần có máng bằng nhựa hoặc bằng bương, tre cho ngỗng uống nước và uống thuốc phòng bệnh chống nhiễm khuẩn trong tuần đầu khi chưa đi chăn. Mỗi máng sử dụng cho 15-20con. Ngỗng cần uống nước sạch một cách tự do khi được ăn thức ăn tinh. Thả ngỗng ở những nơi có nguồn nước sạch và có bóng râm.
3. Chất độ chuồng
Dùng các loại rơm, trấu, mùn cưa để lót chuồng ngỗng. Trước khi lót phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phơi khô sau đó mới đem vào sử dụng.
Để giữ ấm cần phải có chất độn chuồng để thấm hút và tránh không cho ngỗng nằm tiếp xúc trực tiếp với nền đất lạnh dễ gây các bệnh về đường tiêu hoá. Dùng các loại rơm, rạ, trấu, mùn cưa, cát để lót chuồng ngỗng. Tiến hành vệ sinh chất độn chuồng vào buổi sáng sau khi ngỗng được đi chăn thả để cho chuồng mau khô. Trước khi ngỗng vào chuồng cho chất độn mới để ngỗng nằm êm, ấm áp và sạch sẽ. Nhất thiết phải bổ sung lớp độn chuồng khô ấm sạch trước lúc ngỗng đi ngủ (10 - 11 giờ đêm).
4. Ánh sáng
Cần đảm bảo 24/24giờ ở những ngày đầu, sau đó là 18-20 giờ ở các tuần tiếp theo. Nếu thiếu ánh sáng ngỗng dễ sợ sệt và không tìm kiếm được thức ăn ở máng
5. Mật độ
Mật độ cần đảm bảo:
1 - 7 ngày tuổi: 10 - 15 con/m2
8 - 28 ngày tuổi: 6 - 8 con/m27
Mức độ đông đàn phụ thuộc vào điều kiện gia đình. Một công lao động có thể chăn thả được 100 -120 con/đàn /người. Cần phân thành 3 - 4 nhóm khi đi chăn về.
6. Thức ăn và cách nuôi dưỡng ngỗng
+ Dùng tấm gạo, ngô trộn lẫn vời rau xanh (bèo dâu, bèo tấm, rau lấp, lá su hào, lá bắp cải, rau diếp..:) làm thức ăn gột ngỗng. Trong giai đoạn này ngỗng có thể. ăn được nhiêu thức ăn tinh hơn, song do khả năng tiêu hoá tốt thức ăn xanh nên khi có đủ thức ăn xanh đảm bảo chất lượng, ngông vân phát triển tốt đảm bảo tăng trọng. Ngóng ở 25-26 ngày tuổi có thể ăn tới l,2kg rau xanh/ngày, ở các giai đoạn sau ngỗng cần nhiều rau xanh hơn. Mức ăn cụ thể như sau:
+ Cách cho ăn: Cho ngỗng ăn nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi ban ngày chăn thả, bổ sung thức ăn tinh khi ngỗng trở về chuồng vào buổi chiều và ban đêm.
+ Tuyệt đối không sử dụng thức ăn đã bị mốc hoặc ôi thiu nuôi ngỗng, vì như vậy sẽ làm cho ngỗng mắc các bệnh đường tiêu hoá và tỷ lệ hao hụt nhiều.