Thịt ngỗng - Vua của các loại thịt

Thịt ngỗng - Vua của các loại thịt
Thứ sáu - 16/01/2015 20:42
 

 Đứng đầu trên bảng xếp hạng các loại thịt trong nhóm thực phẩm do WHO công bố, thịt ngỗng đã vượt qua thịt gà, thịt vịt về ích lợi cho sức khỏe.

Món ngon từ thượng cổ

Niềm yêu thích đối với thịt ngỗng dường như không thể giải thích được với người châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu. Trong dịp Giáng sinh và đón năm mới, người bắc Mỹ luôn có món ngỗng quay trong thực đơn gia đình. Ngay cả những người đầu bếp từ thời Ai Cập và La Mã cổ xưa đã biết đến món ăn này và duy trì các trang trại nuôi ngỗng với số lượng lớn. Còn theo quan niệm của người châu Á, trong Đông y, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi 5 tạng, ích khí, bổ hư, hòa vị, tiêu khát.

Trong 100g thịt ngỗng loại 1 có chứa đến 39,2g chất béo không bão hòa và có khả năng cung cấp đến 422 kcal. Trong nhiều thế kỷ, chất béo trong thịt ngỗng đã được ca ngợi một cách đặc biệt. Người Pháp nổi tiếng trong việc sử dụng chất béo ngỗng để nấu các món rau và đậu mang lại hương vị đặc trưng có thể khiến người khó tính nhất cũng phải hài lòng. Ngoài ra, chất béo từ ngỗng có thể được lưu giữ một khoảng thời gian khá dài, chừng vài tháng mà không hề hư hỏng.Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà hơn so với thịt gà tây. Trong tất cả các loại gia cầm, thịt ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất. Thịt ngỗng và thịt vịt có kết cấu hóa học rất giống dầu ô liu, cực kỳ có ích cho sức khỏe tim mạch.

Món ngỗng quay luôn được coi là đặc sản của loại gia cầm này vì hầu như không cần thêm bất cứ loại nước sốt, nước chấm nào. Thông thường với các món quay, nướng thịt sẽ bị khô hay săn lại nhưng với ngỗng, thịt vẫn giữ được độ mềm ngọt cần thiết và chỉ cần thêm một chút tương ớt là đã có một món ngỗng quay tuyệt hảo đáp ứng khẩu vị của tất cả mọi người.

Vị thuốc chữa nhiều bệnh

Không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thịt ngỗng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo sách "Thức ăn Vị thuốc" của Viện Nghiên cứu và Phổ biến Kiến thức Bách khoa, máu ngỗng và thịt ngỗng có nhiều công dụng chữa bệnh được ghi nhận sau:

- Chữa đau bụng, đầy hơi: Hầm thịt ngỗng thành canh, dùng nước nấu cháo ăn.

- Chữa nấc, buồn nôn: Lấy máu ngỗng cho thêm một ít nước, nấu chín rồi uống.

- Kém ăn, không có sức, trung khí không đủ: Lấy 50-100g thịt ngỗng, hoàng kì, đẳng sâm, sơn dược (khoai mài) mỗi thứ 50g. Tất cả cùng được nấu chín cho thêm ngũ vị rồi dùng.

- Trị chứng tiêu khát (bệnh tiêu khát trong Đông y tương đương với bệnh đái tháo đường và bệnh đái tháo nhạt trong y học hiện đại): Ninh thịt ngỗng thật nhừ, lấy nước uống.

- Chữa suy nhược, mất ngủ: Dùng 500g thịt ngỗng, bong bóng cá 50g, táo nhân 5g, nấu chín và ăn.

- Chữa ngộ độc do thuốc: Dùng một lượng máu ngỗng tươi vừa phải (5-10ml) đun sôi cùng với nước để uống, có thể thúc đẩy việc nôn mửa giải độc.

 Bảng thành phần dinh dưỡng của 100g thịt ngỗng

Thành phần

Số lượng

Protein

14g

Lipid

39,2g

Canxi

13mg

Sắt

1,8mg

Vitamin A

0,27mg

Vitamin B1

0,2mg

Vitamin B2

0,19mg

Vitamin P

5,8mg

Phospho

210mg

 

Nguồn tin: Theo chuyên đề Sức Khỏe Và Gia Đình

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
 
LÊN ĐẦU
TRANG